Một TVC khi phát sóng thường có thời lượng rất ngắn chỉ từ vài giây cho đến vài phút nhưng quy trình sản xuất có thể mất đến cả tháng với mức chi phí không hề rẻ. Để tạo ra một TVC chất lượng, hiệu quả cần có sự kết hợp ăn ý giữa Client (Khách hàng), Agency (Đơn vị tư vấn) và Production House (Đơn vị sản xuất). 

Dưới đây là 4 giai đoạn để sản xuất một TVC, mỗi khâu đều rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm mang đến cho khách hàng.

Giai đoạn 1: Định hướng sáng tạo

Brief là những thông tin, yêu cầu của khách hàng cung cấp cho agency để thực hiện sản xuất TVC. Một bản brief đầy đủ bao gồm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, mục đích chiến dịch, thông điệp muốn truyền tải, thời lượng video, nền tảng truyền thông, ngân sách, yêu cầu đặc biệt,…

Client càng cụ thể hóa yêu cầu của mình, Agency càng dễ dàng nắm được mong muốn và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

 

Sau khi thấu hiểu được mong muốn của khách hàng, Agency tiến hành xây dựng ý tưởng. Đây là bước định hình “xương sống” cho sản phẩm, vậy nên Agency cần có một big idea để có thể truyền tải trọn vẹn thông điệp của nhãn hàng tới khán giả. Tiếp đó, bộ phận sáng tạo sẽ triển khai idea thành kịch bản. Một ý tưởng có nhiều cách thể hiện khác nhau, mỗi phương án thể hiện là một kịch bản chi tiết. Kịch bản càng chi tiết, ấn tượng, độc đáo thì sản phẩm càng chất lượng và chạm đến cảm xúc của người xem. 

Giai đoạn 2: Tiền kỳ sản xuất

Sau khi Agency thống nhất kịch bản với khách hàng, Production House sẽ bắt đầu tham gia vào quá trình tiền kỳ và thực hiện các công đoạn chuẩn bị cho việc sản xuất với sự cố vấn của Agency để hiện thực hóa ý tưởng TVC. 

Bởi công việc sản xuất tốn kém nhiều chi phí, vì vậy trước khi sản xuất các bên cần thống nhất và chuẩn bị kỹ lượng các khâu sau đây:

Lựa chọn bối cảnh: Cần khảo sát kỹ bối cảnh để có sự chọn lựa phù hợp cho từng phân cảnh trong TVC trước khi chính thức sản xuất.

Chuẩn bị đạo cụ: Các đạo cụ độc đáo sẽ góp phần làm bối cảnh trở nên thú vị hơn, tăng tính tương tác và hiệu quả hơn. Hoặc đôi khi ekip khó để chọn được bối cảnh như ý muốn vậy nên đội thiết kế đạo cụ phải tạo dựng phim trường, sản xuất đạo cụ mang đúng thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Casting diễn viên: Cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu của đối tác để tìm kiếm diễn viên/ gương mặt đại diện phù hợp. Ngoài việc diễn viên phù hợp với nhân vật trong TVC, các thương hiệu cũng chú ý đến việc lựa chọn KOLs, những người có tầm ảnh hưởng để thu hút người mua hàng.

Trang phục: Nhà sản xuất phải nghiên cứu để phối trang phục, quần áo cùng với các loại phụ kiện khác nhau để thể hiện được tính cách, văn hóa, tuổi tác, tạo hình riêng biệt. Bộ trang phục của diễn viên sẽ làm nổi bật cá tính nhân vật trong TVC.

Chuẩn bị lời bình, script phân cảnh: Từng cảnh quay được chuyển thành những hình vẽ hay còn gọi là kịch bản phân cảnh (storyboard), các nội dung chi tiết hơn về tình tiết, nội dung từng cảnh quay sẽ được hoàn thiện. Storyboard sẽ giúp khách hàng cũng như đoàn quay phim dễ dàng hình dung video trông như thế nào, từ đó biết được cần phải làm những gì.

Để thực hiện hóa storyboard thành video, tổ sản xuất chia thành nhiều bộ phận với các nhiệm vụ khác nhau. Những bộ phận này phối hợp với nhau để tạo ra những cảnh quay chất lượng nhất. 

Muốn tìm hiểu thêm về những vị trí trong một ekip sản xuất và 2 giai đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất TVC, hãy đón đọc: 4 GIAI ĐOẠN CỦA MỘT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TVC CHUYÊN NGHIỆP (PHẦN 2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *